Trang nhất » Tin Tức » Bạn biết gì về " Lê Ngọc Hân"

This is an example of a HTML caption with a link.

Người con gái tài hoa đất Thăng Long và nỗi oan khuất đau thương

Thứ hai - 06/01/2014 09:55
Người con gái tài hoa đất Thăng Long và nỗi oan khuất đau thương

Người con gái tài hoa đất Thăng Long và nỗi oan khuất đau thương

Người con gái tài hoa đất Thăng Long và nỗi oan khuất đau thương
               Hoàng hậu Lê Ngọc Hân sinh ngày 27-4 năm Canh Dần (tức ngày 22-5-1770). Bà là con vua Lê Hiển Tông (1740-1786) và Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh (hay còn gọi là làng Nành), huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh), nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Năm 1786, sau khi hoàn thành công cuộc “phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ đã yết kiến vua Lê. Cảm kích trước việc làm ấy và nhằm tạo mối giao hảo, vua Lê Hiển Tông đã gả nàng công chúa Lê Thị Ngọc Hân cho vị “Anh hùng áo vải”. Lúc này, công chúa vừa tròn 16 tuổi, tài sắc vẹn toàn. Sau hơn một tháng sống ở kinh đô, Ngọc Hân theo chồng trở về Phú Xuân (Huế) và gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp của chồng bằng tình cảm đặc biệt. Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Ngọc Hân được phong là Bắc cung Hoàng hậu vào năm 1789. Thế nhưng hồng nhan bạc phận, Quang Trung Hoàng đế băng hà năm 40 tuổi, để lại Hoàng hậu trẻ cùng một công chúa, một hoàng tử giữa cuộc rối ren, loạn ly. Khi vua Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên lên thay, tức Cảnh Thịnh đế. Hoàng hậu Ngọc Hân cùng các con rơi vào cảnh ly loạn, đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì qua đời, khi mới 29 tuổi. Không lâu sau, con trai và con gái cũng qua đời. Thương con gái và cháu ngoại chết yểu ở nơi xa, bà Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tông lúc này đang sống ở làng Phù Ninh thuê người mang hài cốt của 3 mẹ con Ngọc Hân về làng, và an táng tại dinh Thiết Lâm. Đến đời Thiệu Trị (1842), có người trong làng tố cáo việc thờ cúng này là “Lưu thờ loạn đảng” nên vua Thiệu Trị đã sai người khai quật, hủy đền thờ, đổ hài cốt xuống sông Hồng. Tương truyền rằng, hài cốt của bà khi bị đổ xuống sông, nơi đó xoáy lên một cồn cát. Dân quanh đó biết chuyện rồi đến thắp hương, lâu ngày xây dựng gò rồi lập ra đền Ghềnh để thờ bà đến ngày nay. Cho đến ngày nay, khi khu lăng mộ được xây dựng, thực chất chỉ mang tính tượng trưng khi trong đó không còn hài cốt của bà. Di lăng thờ hoàng hậu Ngọc Hân cùng hai con là công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức. Lư hương bằng đá trắng phía trước chính điện, một điểm nhấn trong công trình đền thờ. Cổng tam quan của đền thờ. Công trình Di lăng Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân như lời minh oan cho bà hoàng bạc phận Quá xót thương trước nỗi oan khuất của người con gái tài hoa bạc mệnh đất Thăng Long, dòng họ của bà đã gửi rất nhiều đơn đề nghị xây dựng đền thờ của bà. Từ những năm cuối thế kỷ XX, hội Sử học Việt Nam đã có những hội thảo để xây dựng khu di tích đền thờ, nhưng bắt đầu từ tháng 11-2007, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội mới chính thức làm việc với các cơ quan chức năng; tổ chức hội thảo khoa học để thống nhất đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp của bà. Trên tinh thần đó, dự án xây dựng Khu tưởng niệm danh nhân Lê Ngọc Hân được triển khai từ cuối năm 2008 với sự ủng hộ của nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cùng đông đảo nhân dân. Cho đến nay, khu tưởng niệm đã hoàn thiện gồm 2 phần: khu lăng mộ và khu đền thờ, xây dựng trên tổng diện tích gần 1400 m2 với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí xây dựng đều bằng vốn xã hội hóa, đi đầu đóng góp là Tập đoàn Việt Á. Đền thờ được xây dựng không chỉ như lời giải oan cho bà Hoàng hậu có cuộc đời đầy oan khuất, mà còn như một sự tôn vinh người con gái tài hoa đất Thăng Long, để hồn thiêng của bà còn mãi với non sông.

Tác giả bài viết: Hồng Dung

Nguồn tin: TH - Lê Ngọc Hân - TP. Lào Cai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết





  Thông báo về  lịch thi IOE Vòng thi cấp huyện năm học 2013 - 2014
Vòng thi cấp huyện cho cấp Tiểu học được tổchức vào ngày 11/1/2014 với khung giờthi cho các khối nhưsau: 
- Khối lớp 3: từ9h30’ đến 10h00’ 
- Khối lớp 4: từ7h30’ đến 8h00’ 
- Khối lớp 5: từ8h30’ đến 9h00’ 
 
                                                 HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Trường mình ở đây

TRUYỆN CƯỜI

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 279

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 21785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4518661

TÔI YÊU NHẠC

global block iframe

 


Táo quân - Báo cáo tổng kết Lê Ngọc Hân năm 2014