Công văn 399/PDGĐT của Phòng GD&ĐT TP Lào Cai về việc triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục
TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ TRONG TRƯỜNG HỌC Để phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và cộng đồng các em học sinh cần biết đau mắt đỏ là gì? Những triệu chứng và diễn biến của bệnh ra sao để bản thân có cách phòng ngừa bệnh. Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân đã kết hợp với trung tâm y tế thành phố tuyên truyền về phòng chống dịch đau mắt đỏ cho học sinh toàn trường. 1. Đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9, là những tháng mưa nhiều. 2. Triệu chứng: Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau: - Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt. - Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt. - Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày lây sang đến mắt thứ hai… - Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em). - Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm. 3. Diễn biến: - Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng. - Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng...). - Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực. - Viêm kết mạc trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo...sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm. 4. Nguyên nhân lây bệnh và cách phòng tránh: Đau mắt đỏ là bệnh lây truyền nên dễ thành dịch. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ dùng, bát ăn, ly tách, ga gối, mùng màn… 5. Phòng bệnh: - Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng , phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường. - Cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch. - Cần tránh những thói quen xấu như dụi mắt..,khi bi bệnh cần chú ý vệ sinh để tránh lây lan sang mắt kia. - Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ. - Khi đang có dịch cần hạn chế tập trung nơi đông người. - Rửa tay thường xuyên với xà phòng để diệt khuẩn. TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH HỌC ĐƯỜNG BỆNH GÙ VẸO CỘT SỐNGBệnh tật học đường đang là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Hiện nay tình trạng các bạn học sinh chúng ta mắc các bệnh tật liên quan đến học đường rất lớn, chỉ vì những thói quen xấu trong tư thế ngồi học. Trong số đó có bệnh cong vẹo cột sống. Trường tiểu học Lê Ngọc Hân đã tổ chức tuyên truyền tới CBGV và học sinh toàn trường về bệnh " Tật học đường – Bệnh gù vẹo cột sống". Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hay chữ S (thuận hoặc ngược). Cong cột sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường theo 2 dạng: Gù (cột sống phần ngực uốn cong quá mức ra phía sau); Ưỡn (cột sống phần thắt lưng uốn cong quá mức ra phía trước). Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm, không gây tác hại nghiêm trọng tức thời, tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của một thế hệ trong tương lai. *Nguyên nhân dấn đến cong vẹo cột sống: - Ngồi học không đúng tư thế (ngồi học không ngay ngắn, nằm, quỳ, nghiêng khi học bài) - Kích thước bàn ghế không phù hợp (qua cao, quá thấp, quá chật). - Lao động quá nặng, bế cắp nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều 2 bên vai hoặc cắp cặp vào nách. - Mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. * Phòng tránh: - Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, tư thế ngồi phải ngay ngắn; - Bàn ghế học sinh phải phù hợp với lứa tuổi: chiều rộng của mặt ghế phải rộng hơn xương chậu 10 cm; chiều sâu của mặt ghế phải bằng 2/3 chiều dài của đùi; chiều cao của mặt ghế phải bằng chiều cao của cẳng chân cộng với chiều cao của bàn chân , của dép - Chiều cao của mặt bàn so với mặt ghế phải phù hợp để các em có thể ngồi đặt tay lên bàn thoải mái, không bị nhô vai lên hay hạ vai xuống. Khoảng cách từ lưng ghế đến mép bàn phải lớn hơn đường kính trước sau của lồng ngực 3-5 cm để có thể tựa lưng vào ghế. - Nên đeo cặp bằng hai quai sau lưng, không nên đeo hay xách cặp một bên vai. - Ngoài ra cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý; lao động và tập luyện vừa sức. Việc trang bị bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh cần được nhà trường và phụ huynh học sinh đặ biệt quan tâm, chú trọng nhằm phòng các bệnh tật học đường nói chung trong đó có bệnh cong vẹo cột sống. Do đó, để thực hiện các biện pháp phòng bệnh cong vẹo cột sống hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, của các bậc phụ huynh và của chính các bạn học sinh: - Bên cạnh đó cũng cần quan tâm trang bị đủ ánh sáng trong các lớp học; thực hiện các khuyến nghị của ngành Y tế; thầy cô cần hướng dẫn học sinh có tư thế ngồi học đúng;… - Tại gia đình, phụ huynh cần chuẩn bị chỗ ngồi học tập, bàn ghế phù hợp, đủ ánh sáng cho các em, giảm áp lực mang cặp sách nặng khi trẻ đến trường... Với bài tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ và tật học đường. Ban tuyên truyền sức khỏe của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân hy vọng các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh có đôi mắt luôn khỏe, vóc dáng đẹp. |
Tác giả bài viết: Pham Thi Kim Thoa
Nguồn tin: TH - Lê Ngọc Hân - TP. Lào Cai
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thanhpholaocai.elc.vn là vi phạm bản quyền
Đang truy cập :
15
Hôm nay :
269
Tháng hiện tại
: 21775
Tổng lượt truy cập : 4518651